Nhật Bản luôn được coi là một trong những đất nước có nền văn hóa lâu đời và độc đáo tại châu Á với hoa anh đào, kimono, trà đạo, kiếm đạo…Không chỉ vậy, Nhật Bản còn nổi tiếng với những lễ hội hấp dẫn được tổ chức quanh năm, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá những lễ hội văn hóa Nhật Bản thú vị mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến Nhật Bản.
Mục lục
- 1 Giới thiệu chung về nền văn hóa Nhật Bản và các lễ hội văn hóa hàng năm
- 2 Nên đến Nhật Bản vào thời gian nào để tham gia các lễ hội văn hóa?
- 3 Gợi ý một vài lễ hội văn hóa đặc sắc tại Nhật Bản
- 4 Những điều cần lưu ý khi ghé thăm các lễ hội văn hóa tại Nhật Bản
- 5 Lễ hội văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
Giới thiệu chung về nền văn hóa Nhật Bản và các lễ hội văn hóa hàng năm
Nhật Bản là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có diện tích 377.944 km2, bao gồm một quần đảo lớn và nhiều đảo nhỏ xung quanh. Đây là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới với hàng loạt các thành tựu về khoa học kỹ thuật cao top đầu thế giới. Không chỉ mạnh về kinh tế, Nhật Bản còn là quốc gia có nền văn hóa vô cùng độc đáo và giàu bản sắc dân tộc, văn hóa Nhật Bản dường như đã không còn nằm trong khuôn khổ Đông Á, châu Á mà đã vươn mình ra thế giới, trở thành một trong những biểu tượng văn hóa được rất nhiều người yêu thích và tìm hiểu.
nguồn ảnh: sưu tầm
Văn hóa Nhật Bản rất bao la và rộng lớn bao gồm ngôn ngữ, phong tục, nếp sống, văn hóa giao tiếp – ứng xử, văn học – nghệ thuật, ẩm thực, du lịch – thể thao…Trong số đó, các lễ hội văn hóa của Nhật Bản là loại hình văn hóa được rất nhiều du khách nước ngoài quan tâm và hưởng ứng.
Nhật Bản có rất nhiều lễ hội lớn, gọi là Matsuri, được tổ chức quanh năm và kéo dài nhiều ngày. Các lễ hội thường gắn liền với các dịp lễ kỷ niệm, các nghi lễ của Thần đạo hay Phật giáo…tạo nên một hệ thống các lễ hội văn hóa vô cùng đặc sắc và phong phú. Bên cạnh những ý nghĩa mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng, một số lễ hội ở Nhật Bản còn được tổ chức để tôn vinh, kỷ niệm các sự kiện lịch sử – chính trị quan trọng hay để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng.
Nên đến Nhật Bản vào thời gian nào để tham gia các lễ hội văn hóa?
Có rất nhiều du khách băn khoăn rằng, Nhật Bản có nhiều lễ hội như vậy thì nên ghé thăm vào mùa nào? Thời điểm nào thích hợp nhất? Đừng lo, các lễ hội của Nhật Bản sẽ được cử hành quanh năm và ở rất nhiều địa phương trên cả nước, bất kể bạn đến đây vào mùa nào thì cũng có thể tham gia các lễ hội văn hóa hấp dẫn. Tuy nhiên bạn nên tham khảo và lựa chọn xem bản thân thích lễ hội nào để có thể đến Nhật Bản vào đúng thời gian tổ chức lễ hội đó.
nguồn ảnh: sưu tầm
Nếu bạn là người yêu thích cảnh tượng tuyết rơi lãng mạn ở Nhật Bản thì hãy ghé thăm đất nước này vào mùa đông và mùa xuân, tuy tiết trời có tương đối lạnh giá nhưng sẽ có rất nhiều lễ hội thú vị như lễ đón tuyết rơi, lễ hội hoa anh đào, lễ Tết nguyên đán…đón chờ bạn tới tham gia. Còn nếu bạn không thích không khí lạnh thì có thể đến Nhật vào mùa hè và mùa thu, đây cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội độc đáo như lễ hội té nước, lễ hội đèn lồng hay lễ mừng trung thu.
Gợi ý một vài lễ hội văn hóa đặc sắc tại Nhật Bản
Để du khách có thể dễ dàng tìm hiểu về các lễ hội văn hóa trong năm tại Nhật Bản, chúng tôi đã liệt kê một số lễ hội tiêu biểu dưới đây dành cho du khách
Các lễ hội văn hóa Nhật Bản vào mùa xuân
Lễ hội Tết truyền thống Oshougatsu
Oshougatsu là lễ hội chào đón ngày Tết truyền thống tại Nhật Bản, được tổ chức dài ngày vào đầu năm giống như Tết Nguyên đán ở Việt Nam. Vào những ngày giáp Tết trước Oshougatsu, người dân Nhật Bản sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và trang trí nhà cửa để đón Tết. Khác với Việt Nam, các gia đình ở Nhật Bản sẽ treo bùa hộ mệnh hoặc những cành tre, trúc trước nhà để xua đuổi tà ma, xui xẻo và thu hút may mắn, tài lộc đến nhà.
nguồn ảnh: sưu tầm
Vào dịp lễ Oshougatsu, người Nhật sẽ thường cùng gia đình đi ngắm mặt trời mọc bởi họ cho rằng mặt trời là đấng linh thiên tối cao, ngắm mặt trời mọc vào ngày đầu năm sẽ giúp gia đình có một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Ngoài ra, họ còn đi lễ chùa, đền ở khắp nơi trên đất nước để cầu xin thần linh cho một năm mới vẹn tròn.
Lễ hội rước kiệu Sanjia
Đây là một lễ hội nổi tiếng được tổ chức vào mùa xuân tại Nhật Bản để tưởng nhớ đến 3 vị thần đã thành lập ra đền Sensoji. Vào dịp lễ này, người dân nhật bản sẽ cùng xuống phố để tham gia nghi lễ rước kiệu truyền thống, đây là những chiếc kiệu mang theo những vị thần được rước đi quanh các con phố trong thị trấn. Người Nhật cho rằng nghi lễ rước kiệu sẽ khiến cho thần linh có thể nhìn thấy con dân của người và ban phát những điều may mắn, tốt đẹp đến cho họ. Nếu bạn đến đây vào dịp lễ này thì chắc chắn có thể tận hưởng được không khí lễ hội sôi động và náo nhiệt hơn bất cứ nơi nào khác.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội thưởng hoa anh đào Hanami
Hoa anh đào là quốc hoa đại diện cho đất nước Nhật Bản nên loài hoa này rất được người dân yêu thích và tổ chức một lễ hội lớn để cùng thưởng thức vẻ đẹp rực rỡ của nó. Lễ hội hoa anh đào không được tổ chức cố định vào một ngày mà diễn ra vào từng thời điểm khác nhau trong mùa xuân, tùy thuộc vào thời tiết và địa điểm, khi nào hoa anh đào nở rộ thì chính là lúc lễ hội hoa bắt đầu.
nguồn ảnh: sưu tầm
Trong lễ hội hoa anh đào, người dân sẽ tổ chức các buổi tiệc trà dưới gốc hoa anh đào để cùng ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa này, đồng thời cùng là dịp để các gia đình, bạn bè quây quần bên nhau trong bầu không khí ấm áp và lãng mạn.
Lễ hội búp bê Nhật Bản Hina Matsuri
Lễ hội Hina Matsuri được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hằng năm dành cho các bé gái ở Nhật Bản. Vào dịp lễ này, các gia đình ở Nhật Bản sẽ tổ chức những bữa tiệc họp mặt để cùng ăn các món truyền thống như bánh dày, mochi, cơm đậu đỏ và uống rượu Shirozake. Sau đó họ sẽ đem thả những con búp bê giấy xuống sông hoặc xuống biển để hóa giải những điều không may cho bé gái trong nhà đồng thời cũng là để cầu mong bình an và may mắn.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội cá chép Koinobori
Nếu Hina Matsuri là lễ hội dành cho các bé gái thì lễ hội cá chép Koinobori chính là lễ hội dành cho các bé trai. Lễ hội này thường diễn ra vào cuối tháng 3 đến tháng 5 tại Gunma, các gia đình có con trai sẽ phải treo những mảnh cờ hình cá chép ở trước nhà. Cờ cá chép thường có màu xanh, đỏ và đen tượng trưng cho sự may mắn, mạnh mẽ và hạnh phúc.
nguồn ảnh: sưu tầm
Các lễ hội văn hóa Nhật Bản vào mùa hạ
Không kém cạnh so với mùa xuân, mùa hạ cũng được coi là “mùa lễ hội” của Nhật Bản.
Lễ hội mùa hè Mitama Matsuri
Lễ hội Mitama Matsuri được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 7 hằng năm tại đền Yasukuni Jinja (Tokyo). Vào những ngày lễ này, đền Yasukuni sẽ thắp sáng 30.000 chiếc đèn lồng khiến cho khung cảnh trở nên vô cùng rực rỡ. Người dân sẽ mặc kimono hoặc yukata đến đền tham dự Mitama Matsuri, cùng ngắm nhìn và thưởng thức những điệu múa truyền thống trên thuyền và hòa mình vào bầu không khí náo nhiệt của lễ hội này.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội rước kiệu Gion Matsuri
Gion Matsuri là một lễ hội có từ rất lâu đời ở Nhật Bản, nổi tiếng với những đoàn rước kiệu hoành tráng và rực rỡ. Trong đoàn rước có thể có đến 30 chiếc kiệu lớn nhỏ (cao đến 25m và nặng đến 12 tấn), mỗi chiếc kiệu sẽ đại diện cho một khu phố tại cố đô Kyoto.
nguồn ảnh: sưu tầm
Khi lễ hội diễn ra, tất cả các đường phố sẽ bị chặn lại từ trung tâm Kyoto, tất cả các gian hàng, cửa hàng trên phố đều được sử dụng để bán đồ ăn hoặc phục vụ nhu cầu giải trí của mọi người trong lễ hội. Toàn bộ đường phố lúc này sẽ được trang trí bằng cờ quạt, biểu ngữ và các loại hoa tươi, chiếu sáng bằng nhiều loại đèn lồng với kích cỡ khác nhau khiến cho các khu phố luôn rực sáng một góc trời.
Lễ hội pháo hoa Sumidagawa
Đây là lễ hội pháo hoa lâu đời nhất thế giới, được tổ chức từ năm 1732 đến nay với mục đích chúc mừng hanabi (pháo hoa Nhật Bản). Trong lễ hội Sumidagawa sẽ có cuộc thi bắn pháo hoa bên bờ sông Sumida do các địa phương trong thành phố Tokyo tham gia, trong đêm hội từng đợt pháo hoa với nhiều màu sắc rực rỡ sẽ bung tỏa trên bầu trời khiến cho cảnh đêm thủ đô trở nên đẹp hơn bao giờ hết. Lễ hội pháo hoa không có ngày cố định, được quy định vào ngày thứ 7 cuối cùng trong tháng 7 hàng năm.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội Aomori Nebuta Matsuri
Nếu bạn là người yêu thích sự nhộn nhịp, hoành tráng thì không nên bỏ lỡ lễ hội Aomori Nebuta Matsuri – một trong ba lễ hội nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Lễ hội này được bắt nguồn từ Trung Quốc vào những năm 700 cho đến nay, thường được tổ chức vào các buổi đêm từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 8 hằng năm tại tỉnh Aomori.
nguồn ảnh: sưu tầm
Điểm nổi bật nhất của lễ hội Aomori Nebuta Matsuri chính là những chiếc kiệu đèn lồng khổng lồ được trang trí vô cùng bắt mắt, những chiếc kiệu này sẽ được rước diễu hành trên các con phố lớn để nhân dân được chiêm ngưỡng vẻ đẹp to lớn, hùng vĩ của nó. Và nếu bạn có cơ hội tham gia lễ hội này thì đừng bỏ lỡ màn bắn pháo hoa kết thúc lễ hội diễn ra vào ngày lễ cuối cùng nhé.
Các lễ hội văn hóa Nhật Bản vào mùa thu
Lễ hội Otsukimi – Tết Trung thu của Nhật Bản
Otsukimi là một lễ hội truyền thống của Nhật Bản được tổ chức để ăn mừng mùa gặt thành công thắng lợi. Lễ hội được tổ chức vào đêm trăng sáng nhất năm 15/8 âm lịch, mọi người sẽ cùng nhau tổ chức các bữa tiệc và thưởng thức vẻ đẹp tuyệt hảo, hoàn mỹ của trăng tròn đêm Trung thu. Ngoài ra trong dịp lễ này người Nhật còn có phong tục ăn bánh mochi theo truyền thuyết thỏ ngọc giã bột làm bánh trên cung trăng.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội Shichi-Go-San
Shichi-Go-San hay còn được gọi là lễ hội mừng ngày con khôn lớn là ngày lễ dành cho những đứa trẻ tại Nhật Bản. Trong lễ hội này, những bé trai 3 tuổi và 5 tuổi, những bé gái 3 tuổi và 7 tuổi sẽ được đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng trong đường đời, nghi lễ là để cảm tạ thần linh đã bảo vệ chúng khỏe mạnh, bình an trong những năm tháng đầu đời và cầu mong may mắn, hạnh phúc cho chúng trong những tháng ngày sau này.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội cười Warai Matsuri
Lễ hội cười Warai Matsuri được tổ chức vào ngày 12/10 hằng năm tại Kawayama. Đây là một lễ hội vô cùng độc đáo, đoàn rước sẽ bao gồm rất nhiều người bê đồ, những con quỷ Oni, yêu tinh mũi dài và đoàn người múa điệu Sasaramai, khi diễu hành tất cả mọi người sẽ hô “warai, warai” cho đến trước cổng đền Nyu sau đó cười thật to. Tuy khá mới lạ với những du khách nước ngoài nhưng đây là một lễ hội truyền thống lâu đời của người Nhật với mục đích mang đến sự vui vẻ và may mắn cho mọi người qua tiếng cười.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội lửa tại đền Yuki
Lễ hội lửa bắt nguồn từ sự kiện người dân đốt lửa để dẫn đường cho vị thần Yuki Daimyojin và các vị thần khác đến một ngôi đền mới. Bên cạnh việc chào đón và tạ ơn các vị thần thì lễ hội này cũng được coi là nghi lễ trưởng thành dành cho những đứa trẻ trong vùng. Trong lễ hội lửa, những ngọn đuốc sẽ được thắp sáng vào lúc 6 giờ tối tại đền thờ, sau đó trẻ em và các thanh nhiên sẽ cầm đuốc đi thành đoàn rước và đi đến chùa Kurama. Lễ hội sẽ được kéo dài đến nửa đêm và có rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí thú vị, thu hút hàng ngàn du khách đến tham gia.
nguồn ảnh: sưu tầm
Các lễ hội văn hóa Nhật Bản vào mùa đông
Lễ hội đón tuyết Sapporo
Nếu đã nhắc đến các lễ hội mùa đông ở Nhật Bản thì không thể nào không kể đến Lễ hội tuyết ở Sapporo – một trong những lễ hội tuyết lớn và đẹp nhất thế giới. Ban đầu quy mô lễ hội chưa lớn, được tổ chức bởi một nhóm sinh viên tại công viên Odori vào năm 1950, sau đó lễ hội nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ của người dân thì ngày càng mở rộng. Đỉnh điểm phải kể đến là năm 1972 khi thế vận hội Olympic quốc tế được tổ chức tại Sapporo thì lễ hội tuyết mới thực sự được thế giới biết đến và công nhận. Mỗi năm lễ hội tuyết lại được tổ chức theo một chủ đề khác nhau với nhiều công trình tuyết rất hoành tráng, thu hút hàng triệu du khách đến Sapporo tham quan và chiêm ngưỡng.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội Hagoita Ichi
Cuối năm khoảng tháng 12 là thời gian mà người Nhật vô cùng háo hức chào đón lễ hội mùa đông Hagoita Ichi được tổ chức tại thủ đô Tokyo. Chùa Asakusa Kannon là nơi sẽ diễn ra lễ hội Hagoita Ichi, lúc này ngôi chùa sẽ được trang trí đèn hoa, cờ quạt vô cùng lộng lẫy, trong chùa sẽ có rất nhiều gian hàng bán những chiếc vợt đánh bóng bàn với hình thù độc đáo. Người Nhật quan niệm rằng những chiếc vợt này là vật mang lại may mắn và thịnh vượng cho những ai sở hữu nó, đặc biệt là các cặp đôi đi cùng nhau.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội đèn lồng ở Nagasaki
Nagasaki là một trong những khu phố Tàu nổi tiếng ở Nhật Bản, lễ hội đèn lồng tại đây được tổ chức vào tháng 1 hằng năm để đón chào năm mới. Vào dịp này, trên phố Nagasaki sẽ thắp sáng 15.000 chiếc lồng đèn lớn, hai bên đường cũng được trang hoàng vô cùng lộng lẫy và long trọng tạo nên một cảnh tượng vô cùng xa hoa, rực rỡ. Ngoài ra trên phố còn có rất nhiều gian hàng ẩm thực, trò chơi hoặc văn nghệ thú vị dành cho du khách đến thăm quan và thưởng thức.
nguồn ảnh: sưu tầm
Lễ hội lính cứu hỏa Dezomeshiki
Dezomeshiki là lễ hội mùa đông truyền thống được tổ chức vào ngày 6 tháng 1 hàng năm nhằm tôn vinh những người lính cứu hỏa anh dũng của Nhật Bản. Nếu có dịp ghé thăm lễ hội này, du khách sẽ được quan sát và chiêm ngưỡng buổi trình diễn về quy trình làm việc của những người lính cứu hỏa cũng như lắng nghe những chiến công, thành tựu mà họ đã đạt được trong năm. Đối với người dân Nhật Bản, lính cứu hỏa là một trong những nghề nghiệp được tôn trọng nhất trong xã hội.
nguồn ảnh: sưu tầm
Những điều cần lưu ý khi ghé thăm các lễ hội văn hóa tại Nhật Bản
Khi ghé thăm các lễ hội văn hóa Nhật Bản du khách nên chú ý một số kinh nghiệm và quy định để chuyến đi được trọn vẹn và thú vị hơn.
- Nên tìm hiểu trước về quy định của lễ hội để lựa chọn trang phục, phụ kiện hay cách giao tiếp, ứng xử cho phù hợp, nhất là đến những nơi linh thiêng như đền, chùa
- Các lễ hội ở Nhật Bản thường kéo dài trong nhiều ngày, tuy nhiên bạn nên ghé thăm vào những ngày chính hội để cảm nhận được toàn bộ không khí, hoạt động đặc trưng của lễ hội.
- Nên chú ý dự báo thời tiết trước khi đi, nên lựa chọn những ngày thời tiết tốt vì trời mưa sẽ ảnh hưởng nhiều đến không khí lễ hội.
- Nên mang theo tiền mặt để có thể mua những món đồ lưu niệm được bày bán tại các lễ hội nhé
- Không nên mang theo những tài sản quá quý giá khi tham gia các lễ hội vì lúc đó rất đông người, tránh xảy ra tình trạng mất trộm.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam
Năm 2023 là mốc đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao tốt đẹp, hòa bình giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhân dịp kỷ niệm này chúng ta hãy cùng nhìn lại những lễ hội văn hoá đặc sắc Nhật Bản đã từng được tổ chức tại nước ta trong những năm gần đây.
Lễ hội văn hóa Việt – Nhật
Lễ hội văn hóa Việt – Nhật hay Japan Vietnam Festival là lễ hội do Việt Nam kết hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức trong những dịp kỷ niệm quan hệ ngoại giao hoặc ngày lễ trọng đại của 2 nước. Đến nay đã có 8 lần JVF được tổ chức thành công tại Việt Nam với mục đích giao lưu giữa 2 nước trên các lĩnh vực học thuật, kinh tế, xã hội và đặc biệt là văn hóa, nghệ thuật.
nguồn ảnh: sưu tầm
Trong các lễ hội văn hóa Việt – Nhật, khách tham quan sẽ được tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc của Nhật Bản như gấp giấy Origami, thưởng thức trà đạo, làm thơ Haiku, mặc Kimono và Yukata…Ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, trong lễ hội còn có những màn giao lưu văn nghệ giữa các nghệ sĩ của hai nước thu hút rất nhiều nhân dân và du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản do các tổ chức, cộng đồng văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức
Bên cạnh những hoạt động của nhà nước thì các câu lạc bộ, tổ chức cộng đồng, hội người Nhật ở Việt Nam cũng tích cực và thường xuyên tổ chức các lễ hội, hoạt động quảng bá văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam để đem nền văn hóa nước nhà đến gần với nhân dân nước bạn, đồng thời thỏa nỗi nhớ mong của những người con xa quê.
Lễ hội văn hóa Nhật Bản do các doanh nghiệp, công ty tư nhân tổ chức
Các doanh nghiệp, công ty tư nhân của Nhật Bản hoặc có vốn đầu tư của Nhật Bản cũng là một chủ thể tiềm năng trong việc tổ chức các lễ hội quảng bá văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Ngoài mục đích tạo ra một sân chơi cho nhân sự trong doanh nghiệp, các lễ hội này cũng góp phần đưa những nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản được mở rộng hơn trong mắt người Việt, đặc biệt là những người yêu thích đất nước hoa anh đào.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà chưa có cơ hội đặt chân trực tiếp đến Nhật Bản thì có thể ghé thăm Lynn Times Thanh Thủy – một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng mang phong cách Nhật Bản chỉ cách Hà Nội khoảng 60km về phía Tây Bắc, tương đương với hơn 1 giờ đồng hồ lái xe. Đến đây bạn sẽ được hòa mình vào không gian sống và nghỉ dưỡng đậm chất Nhật Bản với tắm khoáng Onsen truyền thống, thăm quan chùa vàng Nhật Bản Daruma-Ji hay tìm hiểu những điều thú vị tại Bảo tàng văn hóa Nhật Bản.
Lynn Times Thanh Thủy cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội hoặc workshop trải nghiệm văn hóa Nhật Bản như lễ hội ẩm thực, mặc trang phục yukata, thưởng thức nghi lễ trà đạo…đầy hấp dẫn và thú vị. Còn nếu bạn là một người yêu thích không gian tâm linh thanh tịnh thì hãy ghé thăm chùa vàng Daruma-Ji được lấy cảm hứng thiết kế và xây dựng từ ngôi chùa vàng nổi tiếng thế giới Kinkakuji.
Tại đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp nghiêm trang, hùng vĩ của ngôi chùa mà còn có thể tham gia một vài nghi thức truyền thống của Nhật Bản như rửa tay thanh tịnh Chozuya, ước nguyện cùng búp bê Daruma hay treo thẻ gỗ Ema cầu bình an và may mắn, hứa hẹn sẽ khiến cho chuyến đi của các bạn thêm phần vui vẻ và đáng nhớ.
Lễ hội văn hóa chính là kho tàng vô giá của nền văn hóa Nhật Bản suốt 3000 năm qua, chúng không chỉ là những dịp để vui chơi mà còn là tín ngưỡng, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Nhật Bản. Những lễ hội này cần được lan tỏa rộng rãi hơn nữa đến với bạn bè thế giới để những nét đẹp đặc sắc văn hóa Nhật Bản sẽ mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân và là công cụ đắc lực giúp Nhật Bản phát triển hơn nữa trên bản đồ quốc tế.